Pair of Vintage Old School Fru
  Game Blog Media Story
Top Game 2015
» »
Như đóa tường vi - phần 1

Như đóa tường vi - phần 1

Admin 4.5 sao trên 1024người dùng 826
Teen Story
Vi là một cô gái đã phải chịu quá nhiều đau khổ từ khi còn nhỏ. Lần này, may mắn đến với cô, nhưng liệu nó có tồn tại được lâu dài?
Cuộc đời bất hạnh

Tường Vi là một cô gái xinh xắn và ngoan ngoãn, sinh ra trong một gia đình tương đối khá giả. Lẽ ra Vi phải có được một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc, nhưng điều đó chưa bao giờ thành hiện thực khi bố Vi đã ra đi trong một tai nạn giao thông khi Vi mới chưa đầy 7 tuổi. Nhưng điều đó chỉ là một phần, khi gia đình bên nội nhà Vi là một gia đình tương đối nề nếp nhưng xưa cũ và mọi người trong gia đình - đặc biệt là bà nội Vi - có tư tưởng rất lạc hậu. Bố Vi là con trai duy nhất trong gia đình, lại là gia đình trưởng họ. Khi bố Vi vẫn còn, bà nội vẫn có thành kiến với mẹ Vi luôn, mẹ Vi từ khi về nhà chồng chưa có ngày nào yên ổn và vui vẻ trọn vẹn cả. Và cho tới bây giờ, khi bố Vi đã ra đi mãi mãi, mọi người trong gia đình đều đau xót vô hạn và có lẽ, bà nội là người đau xót hơn cả: "Phải chịu cảnh kẻ tóc bạc tiễn người tóc xanh, mà đó lại là đứa con trai độc nhất của gia đình", thử hỏi rằng: Liệu có một người mẹ nào lại không đau xót. Nhưng có lẽ bà đã quá ích kỉ khi không nghĩ được rằng: mẹ Vi cũng đau xót không kém. Bố Vi mất không lâu, bà nội đi xem bói và sau khi trở về, bà thường rêu rao với mọi người rằng: bố Vi mất là tại mẹ Vi có số sát phu và đó cũng là cái cớ để bà giày vò mẹ Vi nhiều hơn, nào là: "Nhà tôi đúng là vô phúc mới rước chị về làm dâu", hay "Con tôi nó tài giỏi như vậy, sao lại đi lấy một người như chị, để rồi rước họa vào thân?"... Dĩ nhiên, đứa cháu gái như Vi cũng không được quý mến gì cả. Quá tủi thân trước những lời của bà nội, mẹ đành dẫn Vi về ở với ông bà ngoại ở tận Yên Bái. Tại đây, mẹ Vi mở lại hiệu may mà trước kia đã đóng cửa khi đi lấy chồng. Mẹ Vi làm khéo nên đông khách và thường nhận được hợp đồng của khá nhiều công ty. Thời gian trôi qua, nỗi khổ mất chồng trong lòng mẹ Vi dần nguôi ngoai, mẹ chưa bao giờ nghĩ tới chuyện đi bước nữa mà lúc nào cũng chỉ muốn chăm lo cho Vi được đầy đủ. Cho tới một ngày…

Đợt ấy, mẹ Vi nhận được một hợp đồng khá lớn của một công ty bảo hiểm. Người đến đặt hàng là một người đàn ông tự giới thiệu mình là nhân viên của công ty. Sau những lần trò chuyện, mẹ Vi và người đàn ông đó đem lòng quý mến nhau. Và mọi chuyện đều thuận theo tự nhiên, được sự ủng hộ của gia đình, mẹ Vi theo người đó về và chú ấy đồng ý để mẹ dẫn cả Vi về để cùng chung sống. Vợ của chú Bảo cũng đã mất cách đây 7 năm rồi. Sở dĩ vì chú ấy đồng ý để mẹ dẫn Vi về là vì bản thân chú ấy không có con và hơn thế là nếu chú có đồng ý như vậy thì mẹ Vi mới lấy chú, vì với mẹ, Vi mới là quan trọng nhất. Sau khi lấy nhau không lâu, Vi theo mẹ và chú Bảo lên Hà Nội sống. Hai năm cùng chung sống, Vi chưa bao giờ cảm thấy thiếu thốn thứ gì, từ tình cảm tới vật chất. Chú Bảo thực sự đã cho Vi tất cả những gì mà một người cha có thể cho con cái, nhưng có lẽ chú ấy mãi mãi không bao giờ có thể thay thế vị trí của bố trong lòng Vi. Vì thế, Vi chưa từng gọi chú là “bố” mà vẫn chỉ gọi là “chú” thôi.

Vi những tưởng mình đã quá đỗi hạnh phúc khi có một người cha dượng tốt không kém người cha ruột của mình, nhưng dường như hạnh phúc chẳng bao giờ mỉm cười với Vi. Hôm ấy ở quê có đám ma bà Mẫn - là cô ruột của mẹ Vi nên mẹ phải về gấp để kịp tham dự đám tang. Mẹ nhắn lại cho Vi là phải tới sáng hôm sau mới về được. Tối ấy, khi đã nấu cơm xong, Vi nhấc điện thoại và gọi cho chú Bảo, chú ấy nhấc máy, Vi thấy ồn ào lắm, bèn hỏi:

- Chú Bảo ơi, con nấu cơm rồi, chú về ăn đi.
- Hôm nay chú bận tới dự buổi họp lớp, con cứ ăn cơm đi, ăn xong thì học bài rồi đi ngủ. Chắc là chú sẽ về muộn.
- Vâng. - Vi cúp máy, vào ăn cơm rồi lên học bài. Lúc Vi học bài xong thì đã 10 giờ, Vi đành đóng cửa và đi ngủ. Đang nửa đêm, Vi bỗng sập thức, Vi thấy người mình nặng trĩu và bên mình nồng nặc mùi rượu. Vi cố rướn mình để vặn to ngọn đèn ngủ ở đầu giường và nhận ra chú Bảo đang ôm chặt mình. Vi biết chú ấy đang say rượu và lo có chuyện chẳng lành xảy ra nên cố gắng hết sức để chú Bảo buông mình ra, nhưng chẳng có ích gì cả. Sức vóc đàn ông, lại có chút hơi men trong người, Bảo như một con thú dữ khiến Vi kinh hãi. Và chuyện gì đến cuối cùng cũng đến, Vi đã bị chính cha dượng của mình bức hại. Hôm sau, mẹ về và thấy Vi dường như không còn sức sống của một con người nữa. Thấy con gái như vậy, mẹ Vi gạn hỏi mãi nhưng Vi không nói gì cả và mặc nhiên không rơi một giọt nước mắt nào, điều đó càng khiến mẹ Vi lo sợ hơn. Cả buổi sáng hôm ấy, Vi không nói một lời, không ăn một thứ gì mà chỉ nằm rũ trên giường như người sắp chết. Đến trưa hôm ấy, chú Bảo về đến nhà, bước vào bàn ăn đã dọn sẵn, nhìn chú Bảo như một phạm nhân đợi lời tuyên án tử hình. Chú Bảo ngồi vào bàn, nhưng không ăn, thỉnh thoảng lại đưa mắt nhìn mẹ Vi. Mẹ Vi vội hỏi:

- Anh sao thế, cả con Vi nữa?
- Xin lỗi... - Chú bảo vừa nói vừa rơi nước mắt.
- Xin lỗi gì, rốt cục đã có chuyện gì xảy ra? - Mẹ Vi bắt đầu lo lắng hơn.

Chú Bảo rời khỏi ghế ngồi, từ từ quỳ xuống trước mặt mẹ Vi, cúi mặt xuống và nói:

- Anh thực sự không còn mặt mũi nào để nhìn em nữa. Anh xin lỗi.
- Anh đứng dậy đi, có chuyện gì thì nói sau...
- Anh đã làm hại đến con gái của em, anh thực sự không thể nhìn mặt em được nữa.

Dường như nhận ra điều gì, mẹ Vi gào lên và hỏi dồn dập:

- Anh đã làm gì con tôi? Hả? Anh mau nói đi! Nhanh lên.
- Anh xin lỗi, tối qua anh uống say, nên đã…

Mẹ Vi lặng người đi, dường như không còn đủ sức để đứng, mẹ Vi ngồi sụp xuống ghế và khóc một cách cay đắng. Thấy vậy, chú Bảo day dứt, xin chịu mọi hình phạt. Mẹ Vi nói: "Mất bố đẻ, đó là tổn thương quá lớn với nó rồi, bây giờ lại thêm chuyện này, tôi sợ nó sẽ không chịu nổi." Mẹ Vi đưa ra quyết định ly hôn nhanh chóng. Chú Bảo không nói gì, lẳng lặng cầm tờ đơn ly hôn mà mẹ Vi đưa cho, rồi lại dắt xe ra ngoài. Chú Bảo đi khỏi, mẹ Vi hận lắm, vì đã không bảo vệ được con gái. Ngày hôm sau, với những lời động viên của mẹ, Vi vẫn đến trường như mọi khi, nhưng tuyệt nhiên không nói một câu gì. Mấy hôm nay, ngoài thời gian học, Vi giam mình trong phòng cùng với chiếc iPod màu hồng suốt cả ngày. Bữa đến, Mẹ phải bưng cơm lên tận phòng và ép mãi Vi mới chịu ăn và vẫn không nói không rằng khiến mẹ vô cùng lo lắng. Hôm nay Vi vẫn đi học như mọi hôm, vào tới cửa lớp, Vi đã thấy mấy người đứng ở hành lang chỉ trỏ mình: "Đúng rồi, là cậu ta đấy." Vi quay lại nhìn và nhận ra người đang nói là Hoa, bạn ở gần nơi mà Vi đang sống. Sao họ lại chỉ trỏ và nhìn Vi với ánh mắt như vậy, không lẽ họ biết chuyện của Vi? Vi cảm thấy lo sợ trong lòng. Chẳng lẽ, mọi người đều biết chuyện của Vi? Vi sợ lắm, nếu thế thì có lẽ Vi sẽ chết mất. Vi sẽ không thể chịu nổi sự nhục nhã khi mọi người biết chuyện, sự thật là vậy. Và có lẽ, Vi sẽ mãi không bao giờ có được một cuộc sống hạnh phúc. Thấy Vi, mọi tiếng xì xào lúc nãy bỗng nhiên nín bặt và Vi bước vào lớp với một tâm trạng nặng nề. Vi không ngừng suy nghĩ về chuyện đã xảy ra, Vi mong nó sớm kết thúc để Vi sẽ có cuộc sống khác, chứ không phải cuộc sống như bây giờ, tràn đầy sự nhục nhã và đau khổ.

Tối hôm đó, mẹ đã quyết định đưa Vi về Yên Bái. Ở lại, nhiều người xung quanh dù không biết rõ nhưng cũng đã đồn ầm lên về chuyện đó. Mẹ không muốn Vi phải chịu bất cứ sự giày vò nào nữa. Về tới Yên Bái, Vi vẫn vậy, vẫn không nói chuyện với ai. Thấy vậy, mẹ lo lắng và nhiều lần đưa Vi tới gặp bác sĩ tâm lý, nhưng vẫn không thấy Vi có biểu hiện gì cả, mẹ Vi càng lo lắng hơn. Mẹ con Vi về đây đã được gần 4 tháng mà Vi vẫn chưa thể nào quên chuyện xảy ra với mình. Bề ngoài Vi không khóc, cũng không nói hay cười cợt, nhưng cứ mỗi khi Vi đặt lưng xuống là cái cảnh khủng khiếp ấy lại ùa về. Và vứ mỗi lần như vậy, Vi lại như chết thêm lần nữa...

Hôm ấy, Vi đi học về thì nhìn thấy mẹ đang nằm trên nền nhà, chân tay run lên. Lúc này, Vi như thoát khỏi giấc mộng khủng khiếp và trở về hiện tại. Với Vi lúc này, mẹ là chỗ dựa duy nhất, nếu mẹ xảy ra chuyện gì thì Vi biết phải làm sao. Nghĩ đến đây, Vi thấy sợ, Vi vội chạy lại chỗ mẹ đang nằm, giữ chặt tay mẹ và kêu lên: "Mẹ ơi, mẹ làm sao thế?" Vi gọi ông bà, cậu Vĩnh vào nhà xem mẹ có chuyện gì. Cậu Vĩnh nhanh chóng bế mẹ Vi đặt lên chiếc giường gần đó, thấy người mẹ Vi lạnh ngắt, cậu Vĩnh bảo: "Có lẽ mẹ cháu bị sốt rét." Lát sau, mẹ Vi đã ổn hơn, Vi mừng rỡ:

- Mẹ tỉnh rồi. Mẹ còn mệt lắm không?

Mẹ Vi nở nụ cười hạnh phúc:

Con chịu nói chuyện rồi.

Vi cười, những giọt nước mắt lăn dài trên má:

- Con xin lỗi.
- Không, tại mẹ đã làm khổ con.
- Mẹ đừng nói thế, mẹ luôn là người tốt nhất với con mà.

Hai mẹ con cùng rơi nước mắt và xiết chặt lấy tay nhau, thấy cảnh đó, cậu Vĩnh cảm động bảo:

- Quên hết chuyện cũ đi, hai mẹ con sẽ sống cuộc sống mới.

***

Từ cái hôm bị sốt ấy, mẹ Vi thường xuyên bị đau nhức các khớp xương và lên những cơn sốt rét. Đi khám tại bệnh viện địa phương, người ta bảo chỉ là vấn đề bình thường, chỉ cần uống thuốc là đỡ nhưng mẹ Vi vẫn thế, không thấy đỡ chút nào mà ngày càng xanh xao và ốm đi. Lo lắng có chuyện xảy ra, cậu Vĩnh và mợ Quỳnh đã cùng mẹ lên Hà Nội khám bệnh, kết quả kiểm tra cho thấy, mẹ Vi bị mắc ung thư máu giai đoạn cuối. Quá sốc trước cái tin ấy, cả nhà đều hết sức đau đớn. Trong lúc này, mẹ Vi không thể nào khỏi bệnh được, chỉ còn cách điều trị, sống được ngày nào hay ngày đó. Từ hôm mẹ nhập viện, mợ Quỳnh ở ngoài bệnh viện luôn để chăm sóc mẹ, còn Vi được ra thăm mẹ có hai lần. Nửa tháng sau, bác sĩ nói mẹ Vi không còn bao nhiêu thời gian nữa nên gia đình đưa mẹ về nhà, Vi đau lòng lắm, không một đêm nào là Vi không khóc. Tối ấy, mẹ gọi Vi đến bên cạnh, dặn rằng:

- Mẹ không sống được lâu nữa, bao giờ mẹ mất, con ở lại phải nghe lời cậu mợ và ông bà biết chưa?
- Không, mẹ ơi... - Vi vừa nói vừa trào nước mắt.
- Con đừng khóc, con ở lại phải sống thật vui vẻ, hứa với mẹ đi?

Nước mắt vẫn trào ra, Vi mếu máo:

- Vâng ạ.
- Còn nữa, con đã khổ quá nhiều rồi. Bây giờ mẹ không thể ở cạnh con được nữa, phải chịu khó học để sau này ấm cái thân, chứ cậu mợ còn có hai em, ông bà thì già yếu rồi, gia đình ta đều nghèo, không ai có thể lo cho con được đâu. Sau khi mẹ mất đi, có thể cậu mợ sẽ gửi con lên chùa ở cùng sư thầy hay gửi con vào trại trẻ địa phương. Nếu may mắn ra, con sẽ được một gia đình nào đó tử tế mà nhận nuôi, còn nếu không con đành chịu vậy, nhưng điều quan trọng là con luôn phải cố gắng để sống và vượt qua thử thách. Con là Tường Vi cơ mà, đã là Tường Vi thì luôn phải căng tràn nhựa sống dù ở đâu đi chăng nữa, phải không con?

Vi không nói được câu gì, ngồi khóc rưng rức trước mặt mẹ. Mẹ nở nụ cười yếu ớt, thương cho đứa con gái bé bỏng mà mình sắp không thể chăm sóc được nữa. Mẹ đưa tay lau nước mắt cho Vi, rồi giục Vi đi ngủ. Đêm hôm đó, mẹ Vi qua đời. Bàn tay mẹ lạnh dần đi, mắt nhắm vào, giọt nước mắt cuối cùng của mẹ lăn dài trên má. Mẹ đã đi rồi, đã đi thật rồi. Vậy là mãi mãi Vi không thể thấy mẹ được nữa. Ngoài trời đã đổ mưa, có vẻ như ông trời cũng cảm động trước hoàn cảnh của mẹ con Vi nên đã rơi những giọt nước mắt thương xót, nhưng dường như nó cũng chẳng thấm thía vào đâu. Vì những giọt nước mắt thực sự thì mặn chát và đượm sự cay đắng, nhưng nước mưa không vậy, vẫn rất trong, rất ngọt…...
♥ Đánh dấu trang này
123»

SMS Google Facebook Twitter
Cảm nhận về bài viết
Cùng chuyên mục
» Một vụ thua độ
» Mùa nắng Đà Lạt
» Ngôi sao đậu trên nóc nhà
» Thư tình của ông nội
» Nhắn gió mây rằng anh nhớ em...
» Mỉm cười thêm lần nữa
1234...789»
Bài viết ngẫu nhiên