Polly po-cket
  Game Blog Media Story
Top Game 2015
» »
Chênh vênh hai lăm - Nguyễn Ngọc Thạch

Chênh vênh hai lăm - Nguyễn Ngọc Thạch

Admin 4.5 sao trên 1024người dùng 1002
Truyện Dài

Người Sài Gòn nhiều khi nghèo tiền nghèo bạc, chứ lòng tự trọng thì giàu lắm!
Ngày chẳng bình thường
Sáng sớm, con nuôi gọi điện thoại, thằng nhỏ năm tuổi, con của cặp bạn thân, lanh nhưng không hay nhõng nhẽo. Con khóc, không chịu đi nhà trẻ, gọi qua để méc “ba Thạch”. Ba Thạch cũng chẳng biết dỗ con làm sao. Mẹ con kể, do ba Thạch mỗi lần qua nhà, dắt đi học là có mua bánh, kẹo hay đồ chơi, giờ nó quen, không có thì chẳng chịu đi học. Thôi thì ba Thạch xin lỗi con, ba thương con mà giờ làm cho con phải khóc…
Café sáng với thằng em hơn 3 năm mới gặp. Nó cũng như mình, người đời gọi chung là “yêu đương khác thường”. Cu cậu mới đây kể cho nhà nghe chuyện bản thân, dắt luôn cả cậy người yêu kém hai tuổi về ra mắt. Ba giận, đuổi đi, mẹ khóc, xin ở lại. Giờ thi cũng khó khăn lắm mới ngồi ăn cơm chung cả nhà bốn người. Mẹ nó cứ lâu lâu nhắc chừng ông ba, “nó là con một nghen mình”.
Bố gọi, nói vớ va vớ vẩn gì đó về mấy cái yêu đương nhăng nhít, nhớ nhung lung tung. Hỏi gọn một câu, “Xong chưa?” rồi cúp máy làm việc. Hai lắm, chẳng thấy bản thân còn đủ sức để giả vờ yêu như kiểu mười tám, hai mươi. Yêu là hiểu rằng đối phương cần thời gian cho bản thân và công việc. Soạn luôn cái tin nhắn chia tay, chờ tối gởi cho thêm phần bi đát.
Con đồng nghiệp nhào vô công ty, khóc một trận điên cuồng. Hỏi ra mới nghe đem qua thằng người yêu ú ớ kêu lộn tên con nào khác. Mấy bà chị nghe xong, vỗ vai ra chiều thông cảm, đòi thiến thằng bồ khốn nạn ó đâm. Mấy ông anh nghe xong, cũng ra chiều thông cảm, nhưng cho thằng kia chứ không phải con này. Đàn ông có cái ngu nào hơn ăn vụng mà không biết chùi mép. Khóc một hồi, nó nói, “Không chia tay được, xấu như em có ảnh chịu là mừng.”
Ba gọi điện, kể chuyện. Internet ở nhà bị hư gần tháng, gọi lên tổng đài than phiền chửi bới, hăm dọa đủ kiểu vẫn chưa có gì cải thiện, vậy mà sáng nay ông nhân viên thu tiền lại lớ ngớ bấm chuông, “Chú cho con lấy tiền net 6 tháng nay, nhà chú nợ lâu quá.” Ba tròn mắt, chạy vô moi đóng biên lai ra coi, đóng đủ mà sao còn đòi. Hỏi ra mới biết do con nhân viên tính lộn, thành ra nhà bị cắt net oan.
Chiều chạy xe về, anh giao thông ngoắc hai thằng nhóc đầu xanh, tóc đỏ, mỏ đen, khoe răng tím, chắc thấy hai thằng nhỏ bệnh, tính hỏi thăm sức khỏe. Cùng đoạn, cặp vợ chồng tống bốn, một con bé ngồi yên trước, một con bé lớn hơn ngồi sau, đầu ngoẹo ngả vào vai mẹ, chân teo cơ quặp vô hông đấng sinh thành. Anh giao thông thấy, vội vã thổi còi, dạt xe ra để cả gia đình sớm về tới nhà.
Café tối với ông anh lâu ngày không gặp, có lúc ông anh từng nó nên yêu nhau, nhưng bản thân từ chối, an hem là anh em, yêu rồi sẽ chia tay, anh em thì không thể nên thôi. Hôm nay ra gặp, anh than mới chia tay người yêu, quen nhau được 7 tháng 26 ngày, yêu mà đếm từng ngày từng tháng, chia tay cũng đúng.
Bật máy tính, nhận mấy cái thư lạ, chào mời đủ các loại hàng. Đợt vừa rồi gởi thư nói về chuyện cần làm trang web, thì thấy có quảng cáo mua tên miền, có lần bạn hỏi về việc đi spa thì hôm sau có cái quảng cáo về thẩm mỹ viện. Nhận ra mail cá nhân cũng chẳng phải hoàn toàn bảo mật.
Đêm, giấc mơ trôi về miền nào xa lạ, thấy ôm trong tay hình bóng ai như sương khói. Giật mình tỉnh giấc, mồ hôi mặn môi, lần hồi ra thắp nén nhang, chẳng biết muốn dựa vào cái gì cho tâm hồn tạm yên tĩnh. Chỉ là một đức tin nhỏ nhoi để củng cố thêm ngày sống.
Chẳng thể ngủ lại nên hút thuốc… Lâu rồi mới có một ngày, lòng người ngổn ngang trăm điều lạ. Điều hoang hoải chẳng tỏ cùng ai…
Chẳng ai đánh thuế ước mơ
Năm hai tư, ngồi với một bà chị bên vài chai bia nạt, chị hỏi mấy năm tới có tính gì chưa? Ngẫm một hồi, trả lời mơ hồ, “Em sẽ ra một cuốn sách, sớm muộn gì cũng sẽ ra.”
Cuối hau lăm, xuất bản cho mình ba cuốn sách, nghĩ lại, hóa ra mình đi qua ước mơ một năm trước hồi nào không hay.
Năm hai ba, ngồi lụi cụi viết truyện ngắn đầu tay “Một con đĩ yêu nghề”, khi viết, trong đầu hình dung nếu được dựng thành phim, nó sẽ ra sao, nhân vật sẽ nói thế nào, mặc đồ gì. Tự cười bản thân vì ước mơ xa vời.
Đầu hai sáu, ngồi cùng ông anh đạo diễn, coi bản dựng cuối cùng của phim ngắn “Một con đĩ… yêu nghề” do chính mình làm biên kịch, kềm lắm mới không chảy nước mắt trước mặt mọi người.
Kể hai câu chuyện nhỏ, chẳng phải muốn khoe khoang rằng bản thân đã làm được những gì, chỉ là hy vọng bạn hiểu, nếu có ước mơ, hãy tìm cách biến nó thành hiện thực.
Dĩ nhiên những ước mơ đó phải nằm trong giới hạn cho phép của thực tế và bản thân. Chúng ta không thể mơ ước rằng mình trở thành siêu nhân, có siêu năng lực giải cứu thế giới. Cũng như việc bản thân không có năng khiếu vẽ, cũng chẳng có đam mê nhưng lại muốn lớn lên làm họa sĩ.
Chẳng ai đánh thuế ước mơ, nên cứ ước mơ, lập ra kế hoạch để thực hiện nó lần hồi, rồi sẽ đến một ngày, phần thưởng xứng đáng nhất nhận được chính là lúc ước mơ thành hiện thực.
Bus
Trước hai lắm, thứ phương tiện ghét nhất luôn là xe bus, dù chỉ đi được một lần.
Không thích cảm giác phải đi kiếm tìm một cái trạm dừng giữa đường Sài Gòn hối hả, nắng như đổ lửa, để rồi đứng chờ đợi một chuyến xe ào tới như hội, có khi cũng là xe, nhưng khác số cần đến nên cứ cho lướt qua mặt, như cái kiểu nhìn người ta cần đi ngang đời mà không thể níu kéo được.
Không thích cái cảm giác phải chen chúc trên một chuyến xe, có khi đứng chứ chẳng còn đủ chỗ để ngồi, rồi chứng kiến bao điều trái khuấy, có cô gái xinh đẹp bước lên, cả đám thanh niên nháo nhào nhường chỗ, có người công nhân nữ quần áo lấm bụi đường, lại cứ phải đứng bám vào tay vịn.
Không thích cả cái cảm giác tới nơi, bước xuống chiếc xe đông người, cả cơ thể ám thứ mùi xa lạ, bước vào văn phòng thấy sao lạc long quá, như thể mình đang rơi từ một nơi khác đến chỗ này. Nghĩ lại, giận chiếc xe bus vừa bước lên quá thể, tự nhủ thầm dù có phải tốn tiền taxi chứ cũng không bước lên lần nữa.
Đến hai lăm, hoàn cảnh buộc phải sử dụng xe bus như một thứ phương tiện duy nhất để đi về hai lần trong tuần. Và cũng từ đó, nhận ra trên một chuyến xe bus, có nhiều điều để người ta ngẫm nghĩ.
Xe bus giúp bản thân có được sự quan sát tỉ mỉ. Trên đường xe cộ tấp nập, giữa những con phố nghẹt kín người, hàng quán chen chúc, vẫn có một trạm xe bus, hay đơn giản chỉ là một cột báo lặng lẽ đứng tại đó. Rồi chợt thấy thích thú khi nhận ra mình đã không bỏ qua những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống bộn bề, những thứ mà lắm lúc đời quên hẳn.
Ngồi chờ xe bus, hiểu rõ được cảm giác nôn nao chờ đợi để được về với gia đình, là gia đình thực sự chứ chẳng phải đơn thuần là một căn nhà. Là “home” chứ chẳng phải “house”. Thứ cảm giác đó, những ngày còn ở cạnh người thân, chưa bao giờ hiểu được trọn vẹn và quan trọng bao nhiêu.
Bước lên xe bus, nếu còn trống chỗ, vẫn thường chọn cho mình cái ghế gần sát cửa sổ bên phải, để được nhìn dòng người ngoài kia đang chạy cùng hướng đời. Biết là đời họ, đời ta chắc khó tìm ra điểm giao kết, nhưng vẫn có lúc tự an ủi rằng, dù sao vẫn còn rất nhiều người cùng lối, trên cái đoạn đường đời này, mình không cô độc.
Khi xe đông người, thường kín đáo, im lặng quan sát rồi phỏng đoán những người đi cùng làm nghề nghiệp gì. Có cô sinh viên bước lên xe, mặt buồn xo, mắt đỏ hoe, hỏi ra mới biết biết vừa chia tay bồ. Có anh công nhân lên xe xách theo cái hộp cơm nhỏ, do sáng vợ nấu gởi chồng mang theo. Có cô hàng rong đặt gánh mưu sinh cạnh bên, lần áo bà ba móc ra đông tiền lẻ ngồi đêm, trăm lẻ hai ngàn năm trăm, nghe cô nói, thương lắm, “Vậy là đủ đóng tiền học cho thằng út.”
Nhớ đến tối nay có hẹn ở quán café mà khoảng tám mươi ngàn một ly, chạnh lòng.
Trên xe bus tập dần thói quen thấy người già, người tàn tật hay chị phụ nữ mang bầu thì vội đứng dậy nhường chỗ. Hay có lúc, dù đó chỉ là một cô công nhân quét rác người còn lấm tấm mồ hôi nhưng vẫn đứng dậy nhường chỗ. Chả phải để khoe khoang rằng ta là người có ý thức, chỉ là nhận thấy họ cần được nghỉ ngơi hơn bản thân.
Có những lúc vừa nói chuyện được dăm ba câu, người đi cùng đã phải xuống ở trạm kế tiếp, chút gì đó tiếc nuối đậu lại trong lòng. Chưa đủ hiểu, chỉ là vài câu xã giao nhưng vẫn thấy được quan tâm từ người xa lạ. Ít nhiều gì, cũng đã có lúc cùng chung vài cây số ngắn ngủi bên cạnh nhau.
Ban đầu rất khó chịu, nhưng rồi lại nhận ra thứ mồ hôi phảng phất của chuyến xe đông người lại là điều làm cho mình ấm lòng hơn. Có lúc vào văn phòng, cạnh những con người sực nức nước hoa, tựa hồ hốt hoảng như thể đứng cạnh những con ma-nơ-canh vô tri vô giác.
Rồi thì việc cũng xong, trở lại với con ngựa sắt cũ, những chuyến xe bus đi về cứ thế trôi vào ký ức. Có hôm Sài Gòn đẩy người ra xa khỏi nó, mệt mỏi đến mức chẳng còn tâm trí để làm gì hay gặp ai. Đứng bên đường thấy chiếc xe bus qua, thế là cứ vậy mà leo lên, ngồi yên lặng.
Xe cứ đi qua bao con đường, qua bao trạm dừng, người lên, kẻ xuống, đến trạm cuối cùng, anh phụ xe báo rằng đã không còn nơi đến, chỉ im lặng, rồi nói khẽ, “Vậy xin cho một vé về.”
Như một lãng khách quay đầu tìm lại cố hương, như một kể sai tìm con đường đúng, như những bản ngã vội vã tìm nhau.
Qua hai lăm nhìn lại, cơ bản cuộc đời như một chuyến xe bus ngắn.
Chúng ta là những người hành khách đi cùng nhau dọc một đường đời.
Có người lên ở trạm này, xuống ở trạm kia. Có người lạ, cũng có người quen. Có người kịp chào, có người chẳng lưu lại chút ấn tượng.
Nhưng chí ít, ta đều biết đã có lúc đi cùng nhau một đoạn ngắn cô đơn…
Ngày bé, có lần mải chơi, vấp té đến chân chảy máu, rưng rưng nước mắt về ăn vạ với cha, mẹ.
Mẹ xót con, dỗ dành đủ cách. Cha nhìn, chỉ nói, “Cho chừa, lần sau đi đứng phải cẩn thận”. Khi đó cứ ngỡ cha không thương lại càng khóc tợn.
Giờ mới hiểu bài học cha dạy ngày đó.
Có vấp ngã, mới hiểu thế nào là đau để sau này đi cẩn thận.
Đã là người, ai chẳng một lần té đau, quan trọng rằng bản thân có biết đứng lên từ nơi đã ngã, phủi hết bụi trên người để rồi bước đi tiếp.
Và học được rằng, đôi khi con người cần trưởng thành bằng nỗi đau.
Mẹ
Ngày còn bé, cứ nghĩ ba là siêu nhân, mẹ là bà tiên. Giờ mới biết ba mẹ còn giỏi hơn cả siêu nhân với bà tiên. Vì hai người kia chỉ xuất hiện khi ra cần, còn ba mẹ bất cứ lúc nào cũng bên cạnh.
Ngày còn trong bụng mẹ:
Mẹ kể con nghe, con làm mẹ khó chịu thế nào. Thằng cu mới mấy tháng mà chòi đạp loin hoi, ba cười hết cỡ đặt tay lên bụng mẹ, cứ tấm tắc, “Thằng cu này lớn chắc làm cầu thủ đá banh”. Khi đó, mẹ đã hạnh phúc biết bao khi sinh linh trong cơ thể mình một lớn mạnh.
Ngày con chào đời:
Mẹ kể con nghe. Tối đó mẹ chuyển dạ, ba tất tả chạy đưa mẹ vào nhà bảo sanh, vậy mà thằng con cứng đầu, đến 10 giờ sáng mới chịu lọt lòng mẹ. Sau cơn đau banh da xẻ thịt, mẹ mệt mỏi nằm trên bàn sanh, vẫn ráng gượng nói cùng cô hộ lý, “Con tôi đâu?” để rồi nhìn thấy con đầy đủ tứ chi hình hài, cất tiếng khóc nằm bên cạnh mẹ, mẹ quên ngay cơn đau vừa trải qua để mang con đến với cuộc đời này.
Ngày con 5 tuổi:
Con nằm sấp, mẹ vút roi đánh vào mông, con đau, ghét mẹ ghê gớm. Mẹ kể con nghe, ngày đó đánh con chứ lòng mẹ đau gấp bội, nhưng con hư, lại là đứa cứng đầu, không đánh thấm thì chẳng ba
♥ Đánh dấu trang này
«1...91011

SMS Google Facebook Twitter
Cảm nhận về bài viết
Cùng chuyên mục
» Hoàng tử Lạnh Lùng & Công chúa TomBoy
» Nếu có một linh hồn yêu em - Ngô Hoàng Anh
» Ký Ức Yêu - Kawi Hồng Phương
» Đồ tồi ! Tôi yêu anh - Nguyễn Bích Hồng
» Về nơi đáy mắt trong - Leng Keng
» Này anh! Tôi không phải là ôsin - Hà Cindy
1234567»
Bài viết ngẫu nhiên
» Hãy để tất cả theo gió bay đi - Kì 2
» Hãy để tất cả theo gió bay đi - Kì 3
» Hãy để tất cả theo gió bay đi - Kì 4
» Hãy để tất cả theo gió bay đi - Kì cuối
» Thiên Sứ đừng đi, Anh còn chưa nói… Yêu Em
» [Truyện Voz] Người con gái áo trắng trên quán bar - Chap 1
123456»