Nghề game thủ vẫn chưa được phát triển ở đất nước Việt Nam chúng ta trong khi tỉ lệ số người chơi game ở Việt Nam không thua kém gì tất cả các đất nước khác trên thế giới. Ở các đất nước khác trên thế giới, game thủ là nghề nghiệp rất riêng mà được nhiều người tôn trọng, đặc biệt là người trung niên. Tất nhiên đã là nghề nghiệp thì ở đâu cũng có những sự khó khăn, mất mát. Tuy nhiên, nghề game thủ vẫn chưa được phát triển ở đất nước Việt Nam chúng ta trong khi tỉ lệ số người chơi game ở Việt Nam không thua kém gì tất cả các đất nước khác trên thế giới. Tại sao lại như vậy? Chúng ta đến với những yếu tố khiến game thủ chưa được đãi ngộ hợp lí ở Việt Nam. 1. Phụ huynh không quan tâm đến nghề này Ở Việt Nam, phụ huynh của tất cả các game thủ thường cho rằng chỉ có học hành mới làm nên tất cả. Họ thường làm mọi cách để ngăn cản các game thủ chơi game. Bằng chứng là nhiều người chơi game bị cha mẹ “Gank” khi đang say sưa với đối thủ. Rất nhiều tình huống bi hài xảy ra như: Không biết cha mẹ đang đứng đằng sau mà gạt tay hay buông lời tục tĩu,… Hậu quả sau đó thì các bạn biết rồi đấy. Chỉ chơi game thôi đã khó, trở thành game thủ lại càng khó hơn. Đố ai dám bảo cha mẹ rằng: “Sau này con sẽ trở thành game thủ”. Chắc chắn cha mẹ sẽ không tin vào tai mình nữa, nếu tệ hơn thì cho bạn vào gông. Viễn cảnh xa xôi ấy sẽ không bao giờ xảy ra. Những tình huống bi hài khi chơi game. 2. Mức lương thấp Các game thủ chuyên nghiệp thường có rất nhiều fan hâm mộ trên fan page. Vì vậy, rất nhiều người ngỡ rằng người nổi tiếng như họ chắc chắn kiếm được nhiều tiền lắm. Nhưng không, lương của những người chơi game nổi tiếng ở Việt Nam không bao giờ quá được 10 triệu. Đấy là top các game thủ, còn những người bán chuyên thì chưa kể đến. Đa số họ sống ở những thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,… Số tiền đó không thể so sánh với mức sống ở những nơi phồn hoa đô thị trên. Đa số các game thủ hợp tác với những công ty lớn khác nhằm mục đích thương mại, quảng cáo, hoặc Stream kiếm thêm chút tiền. Nếu có tầm nhìn hơn, các game thủ có thể kinh doanh bên ngoài dựa vào tên tuổi sẵn có của mình. Còn cứ trông chờ vào tiền lương và tiền thưởng, các game thủ sẽ không thể có cuộc sống đầy đủ cho tương lai. So với nước ngoài, Top Team Việt Nam cần bao nhiêu năm nữa để đạt được 1/10 của họ. 3. Môi trường luyện tập không được tốt Khi chơi ở máy chủ Việt Nam, đa số các game thủ phải thốt lên: “Ôi, sao cái máy chủ này nó nát đến thế”. Sự thật là vậy, máy chủ Việt Nam là máy chủ có nền văn hóa kém nhất thế giới. Lỗi không phải là do nhà phát hành Garena mà chủ yếu đến từ văn hóa của các game thủ. Có nhiều nguyên nhân xung quanh vấn đề nổi cộm này. Đầu tiên là do lứa tuổi chơi Liên Minh Huyền Thoại rất đa dạng nhưng chủ yếu là dưới 20 tuổi. Thường thì ở lứa tuổi này, những người chơi thường bị ảnh hưởng bởi các lời tục tĩu của các game thủ khác, đồng thời suy nghĩ của họ cũng chưa chín chắn, thậm chí rất nhiều game thủ đạt đẳng cấp trong nước và quốc tế cũng chửi tục tương đối nhiều. Thứ hai, rất nhiều game thủ tự tin vào bản thân quá mức khiến họ ảo tưởng sức mạnh. Khi người khác khuyên răn, chỉ đường thì họ tưởng rằng họ đang bị chỉ trích. Lòng tự ái trỗi dậy và cái gì đến cũng sẽ đến, họ làm mọi cách để phá game. Thứ ba, nền văn hóa game đã bị vấn đục từ khi game Moba chưa xuất hiện. Đa số mọi người cho rằng: “Game thủ thường có văn hóa thấp”. Cũng có một phần vì không có lửa làm sao có khói. Khi chơi game, đa số mọi người thường xả xì trét bằng những lời tục tĩu . Rồi nó ngấm vào máu, tạo thành thói quen khi chơi game. Đặc biệt, vấn đề này ảnh hưởng lan rộng rất nhanh. Bây giờ khi bước vào quán net, những cậu nhóc dưới 10 tuổi cũng có thể chửi tục đến mức cả quán net nghe thấy tiếng. Một phần lí do khiến máy chủ Việt Nam kém văn hóa. 4. Sự cạnh tranh gay gắt Chúng ta chỉ nhìn thấy những game thủ đã thành danh qua danh tiếng trong các trận đấu lớn của họ. Tuy nhiên, để đạt được như vậy, các game thủ đều phải nỗ lực rất nhiều và thậm chí còn có phần may mắn. Ở Việt Nam, số lượng game thủ là rất nhiều nhưng thành danh thì được bao nhiêu. Khổ sở một điều, những người không thành danh thường bỏ rất nhiều công sức, tiền của, thời gian để cố gắng đạt mục tiêu nhưng khi thất bại, họ đã mất rất nhiều thứ. Học hành bỏ lỡ, lơ là công việc, hao tổn sức khỏe,… làm cho họ suy sụp, muốn quay trở lại cũng không kịp. Để trở thành game thủ chuyên nghiệp, Piglet luyện tập 15 tiếng mỗi ngày. 5. Tuổi nghề ngắn ngủi Dường như khi thi đấu thể thao điện tử chuyên nghiệp, cá game thủ thường không gắn bó quá 5 năm. Điều đó có nghĩa là khi hết tuổi thi đấu, họ sẽ thất nghiệp. Chính vì vậy, các game thủ thường phải có kế hoạch trong tương lai trước khi quá muộn để bắt đầu cuộc sống mới. Họ phải làm công việc tự do, không có lương hưu rồi đến khi có gia đình, con cái,… trách nhiệm lại phải tăng lên. Chaox từng là xạ thủ số 1 ở Bắc Mĩ, anh bị sa thải sau giai đoạn phong độ xuống thấp. 6. Môi trường không thích hợp Đây là lí do lớn nhất bao hàm tất cả các nguyên nhân trên. Vì nước ta còn chưa đủ điều kiện phát triển ngành nghề này, các ngành công nghiệp còn chưa ra đời, các nhà đầu tư, tập đoàn lớn cho rằng ngành nghề không đem lại nhiều lợi ích cho họ nên họ không đầu tư vào lĩnh vực này. Hơn nữa, mọi người không quan tâm lắm đến sự tồn tại của ngành này vì vậy game thủ sẽ khó có thể làm nên điều kì diệu ở Việt Nam. Ở các nước công nghiệp game phát triển, Game thủ được trải thảm đỏ, chào đón, hân hoan không khác gì người nổi tiếng. 7. Lời kết Hãy quan tâm đến con đường mà mình lựa chọn. Nếu có tài năng, Game thủ cũng là ngành có thể chấp nhận được ở một thời điểm tạm thời nào đó, nhưng bạn phải chắc chắn rằng đã có kế hoạch cho tương lai. Còn nếu không đủ khả năng, hãy coi đó chỉ là giải trí, dừng lại đúng lúc đúng chỗ để bắt đầu những thứ mới mẻ hơn mới là điều quan trọng nhất. Mọi con đường đều dẫn tới thành công, dám nghĩ dám làm mới là điều quan trọng nhất! Theo Game