[b]Cộng đồng LMHT cũng có nhiều điểm cực kì thú vị mà không phải ai cũng biết.[/b] Được xem như khu vực đứng thứ 2 thế giới (chỉ sau Hàn Quốc) về LMHT, khu vực Trung Quốc quy tụ rất nhiều người chơi tài năng và đang dần khẳng định chắc chắn vị trí của mình so với các khu vực khác như Châu Âu hay Bắc Mỹ. Sau đây là 5 đặc điểm thú vị về LMHT tại quốc gia đông dân nhất thế giới. [b]LMHT tại Trung Quốc được chia thành nhiều máy chủ khác nhau[/b] [img]http://ttdt.vn/images/2014-Article-October/LMHT/16/a2.jpg[/img] Do số lượng người chơi quá đông mà LMHT tại Trung Quốc được chia thành nhiều máy chủ (server) nhỏ. Mỗi server sẽ mang tên 1 vùng đất trong cốt truyện LMHT. Máy chủ đầu tiên và cũng quy tụ nhiều cao thủ nhất được mang tên Ionia. Máy chủ thứ 2 là Zuan, và cứ thế tiếp tục. Các máy chủ này được phân chia theo trình độ của người chơi, thế nên những server càng về phía dưới thì người chơi càng kém, cũng như dễ dàng gặp phải “troll”. Thế nên nếu có cơ hội trải nghiệm LMHT tại Trung Quốc, hãy cố gắng tìm 1 chỗ ở những máy chủ đầu tiên để gặp được những “cao thủ”. [b]Điểm đặc biệt ở tên các cao thủ Trung Quốc[/b] [img]http://ttdt.vn/images/2014-Article-October/LMHT/16/a1.jpg[/img] Rất nhiều cao thủ LMHT tại Trung Quốc có tên theo cú pháp: [b]YY số | tên chính[/b], chẳng hạn như YY9077| 大表哥. Tại Trung Quốc, YY.TV là kênh steam chủ yếu, và con số sau tên chính là địa chỉ kênh stream của game thủ đó. Với cách này, họ có thể quảng bá cho kênh stream của mình mà không cần phải nói hay kêu gọi trong lúc đang chơi. Một cú pháp khác thông dụng để đặt tên là [b]QQ số | tên chính[/b], vì QQ là một tài khoản chính được dùng để liên kết đến tất cả các trang web khác ở Trung Quốc. Thông thường, tài khoản QQ của người chơi cũng sẽ là tài khoản dùng để đăng ký LMHT. Thế nên, những người chơi giỏi sẽ để số tài khoản này lên tên để tiện cho việc… cày thuê, tìm bạn đánh cùng hoặc… đánh độ (solo 1vs1, 2vs2) với nhau. [b]“Thuê” tướng ở máy chủ Trung Quốc[/b] [img]http://ttdt.vn/images/2014-Article-October/LMHT/16/a3.jpg[/img] Tại Trung Quốc, bạn có thể “thuê” bất kì vị tướng nào thay vì chờ sang tuần để tướng có miễn phí, hoặc bỏ ra nhiều IP để mua hẳn. Với một lượng IP thấp hơn, người chơi có thể “thuê” tướng và sử dụng trong một vài ngày. Tuy nhiên cách này không hiệu quả lắm về kinh tế nên thường người chơi vẫn cố tích đủ tiền và mua hẳn vị tướng đó. [b]Người Trung Quốc hiếm khi gọi tên thật của các vị tướng[/b] [img]http://ttdt.vn/images/2014-Article-October/LMHT/16/a4.jpeg[/img] Tên các vị tướng tại Trung Quốc đã được “Trung Hóa” hoàn toàn. Nhưng dù vậy, người chơi vẫn hiếm khi gọi đúng hay đầy đủ tên của các vị tướng đó. Ví dụ như Jarvan IV, tên ở máy chủ Trung Quốc của anh ta là 德玛西啊皇子, có nghĩa là “Hoàng Tử Demacia”. Tuy nhiên người chơi thường chỉ gọi ngắn gọn là 皇子 – hoàng tử. Garen cũng vậy, tên của anh trong tiếng Trung là “Hiệp Sĩ Demacia”, nhưng không hiểu sao mọi người chỉ gọi anh ta là Demacia (chắc là do hiệu ứng âm thanh khi dùng kỹ năng)?!? Đôi lúc, thay vì giản lược tên như vậy, người Trung Quốc chỉ gọi 1 hoặc 2 âm đầu của tên, chẳng hạn như Evelynn, người Trung Quốc gọi là “E fu”, giống như phát âm từ “Eve” theo tiếng Trung. Thú vị hơn, người Trung Quốc cũng có cách đặt biệt danh cho tướng theo đặc điểm như Việt Nam. Tại Việt Nam, các game thủ thường gọi Gragas là “ông mập”, Twisted Fate là “Thần Bài”, hay Nidalee là “báo”, Rengar là “cọp”, v.v.. Còn ở Trung Quốc, Lucian được gọi là “Obama”, Corki được gọi là “bắn máy bay”. Họ có sự liên tưởng thật phong phú phải không nào? [b]Từ lóng tại máy chủ Trung Quốc[/b] [img]http://ttdt.vn/images/2014-Article-October/LMHT/16/zz.jpg[/img] Ở đâu cũng có những thành phần tốt – xấu, và khi chơi LMHT, máy chủ nào cũng có người hay nổi nóng và… rủa xả đồng đội trong trận đấu. Từ họ thường dùng nhất là SB, viết tắt của “Sha Bee”, nghĩa là “ngu ngốc”, hoặc “thằng ngốc”. Tất nhiên, nếu cuộc đấu khẩu vẫn tiếp tục thì họ sẽ còn viết ra nhiều từ thậm tệ hơn nữa nhưng không phù hợp để nêu ra trong bài viết này.