Gnar có thể xem như là người khổng lồ xanh Hulk vậy, bộ kĩ năng của Gnar thiên biến vạn hóa rất đa hình – một mối đe dọa tiềm tàng ở đường trên Có lẽ tất cả game thủ Liên Minh Huyền Thoại đã biết về Gnar – một Champion vừa được Riot hé lộ trong những ngày gần đây. Thông qua các hình ảnh trong game, splash art, chúng ta dễ tưởng tượng Gnar là một tướng tộc Yordle dễ thương và nhí nhắng. Nhưng khi phuthobay.pro trải nghiệm Gnar trên server PBE mới nhận thấy rằng: Đừng bao giờ phán xét một Champion bằng vẻ bề ngoài của nó.
Gnar theo Riot đọc là “Nar”. Bên cạnh đó hiện tại Gnar chỉ mới ở server thử nghiệm nên các thông số có thể sẽ thay đổi khi ra mắt chính thức nên trong bài viết tôi sẽ không đề cập đến những chỉ số của nó. Chi tiết về Gnar và các kĩ năng bạn đọc có thể xem ở bài viết tại ĐÂY.
Gnar có thể nói là một Teemo phiên bản tiền sử và thậm chí còn đáng ghét hơn cả Teemo vì độ phiền nhiễu của nó. Giọng nói trong game của Gnar có khả năng tan chảy trái tim của phái yếu, nhưng với phái mạnh thì lại gây tác dụng ngược lại: Nó nhắng nhít, vui tai đến mức phiền nhiễu. Dưới đây là một video về giọng nói trong game của Gnar:
Gameplay – Mini Gnar
Hãy nói về Mini Gnar trước tiên. Nó di chuyển rất nhanh và có độ cơ động cực kì cao. Kỹ năng [Q] của Mini Gnar là sự biến đổi của Sivir và đôi khi khá khó sử dụng nếu chưa quen. Thay vì bạn chỉ cần ném đi và nó tự động quay trở lại thì [Q] của Gnar khiến bạn phải chủ động bắt được boomerang để giảm thời gian hồi. Bên cạnh đó nó cũng làm chậm kha khá đủ để chạy trốn.
[W] ở dạng Mini Gnar không có nhiều đặc biệt: đánh 3 tặng 1 đòn sát thương phép. Tôi đã thử nâng trang bị của Gnar lên hướng tốc độ đánh và phép thuật cũng như theo hướng lai giữa phép/vật lý để ép nội tại từ [W] nhưng có vẻ không hợp lắm (Hoặc trình tôi gỗ đoàn mong bạn đọc thông cảm!).
Về kĩ năng [E] có thể nói đây là kĩ năng khiến người chơi nhớ nhất về Gnar. Khỏi phải nói về độ cơ động của nó: Nhảy qua tường, nhảy qua lính địch/ta, nhảy qua champion địch/ta… Nói tóm lại là cái gì có thể click vào được (trừ mắt và shop) trong Summoner’s Rift thì Gnar đều có thể dễ dàng nhảy qua: Trụ của Heimerdinger, Hộp của Shaco… Điều này đem lại cho Gnar nhiều pha lật kèo và chạy trốn thần thánh khó tưởng. Cũng may thời gian hồi của [E] khá lâu.
Gameplay – Mega Gnar
Nếu như Mini Gnar là đại diện của tốc độ, nhanh nhẹn thì Mega Gnar là đại diện của cơn thịnh nộ, sự hung dữ và những đòn đánh chết người. Mega Gnar được ví von như “Master of cc” có thể lật kèo một cách dễ dàng. Khi hóa thành Mega Gnar, Gnar được cộng một số lượng lớn máu, sát thương, giáp và kháng phép trong 15 giây. Một nội tại mà Cá Sấu Renekton, Rồng Shyvana hay Chó Sa Mạc Nasus đều thèm muốn.
Bộ kỹ năng của Mega Gnar bao gồm 2 làm chậm và 2 làm choáng cũng như khả năng dồn sát thương khá nhanh. Đáng tiếc lúc này tốc độ di chuyển của nó giảm mạnh. Thực sự thì Mega Gnar khiến vai trò của Gnar thay đổi 360 độ, nó đòi hỏi người chơi phải tính toán thời gian xuất hiện của Mega Gnar cũng như biến thành Mini Gnar. Gnar là một champion đòi hỏi kỹ năng phán đoán và xử lí rất cao, không chỉ đơn giản là đánh, thả diều và chạy.
[Q] lúc này giống với [Q] của Olaf: Ném đá(rìu) dấu tay làm chậm đối thủ, lụm lại giảm thời gian hồi chiêu 60%. Kỹ năng [W] [E] và [R] nếu có thể thực hiện đúng thời điểm có thể làm mất đi một lượng HP khá lớn của đối thủ. Tuy nhiên animation của [W] và [E] khá chậm chạp và dễ đoán, dễ né.
Bên cạnh đó, kỹ năng [E] vẫn còn một chút cơ động khi cũng có thể nhảy qua các bức tường ngắn như Bùa Xanh/ Đỏ, Baron, Rồng… Mega Gnar rất mạnh mẽ và rất chậm chạp, nó có khả năng đối đầu 1 vs 1 với rất nhiều champion cận chiến mà vẫn trở về an toàn, nhưng nếu bị gank hoặc đối phó với những tướng đánh xa và cơ động cao thì đó lại là một vấn đề khác.
Gnar cũng tương đối hợp với vai trò Jungle bên cạnh Top, tuy nhiên ở dạng Mini Gnar lại không phát huy hiệu quả đi Rừng thực sự tốt, Mega Gnar lại quá chậm chạp thiếu đi sự cơ động cần thiết. Người chơi cũng không thể gank ở dạng Mini Gnar được. Nói chung Jungle Gnar là con dao hai lưỡi, không thích hợp cho những người chỉ biết đánh mà không tính toán.
Video: Boxbox chơi Gnar ở PBE
Chia sẻ một chút, nội tại của Gnar cụ thể như sau, nó hơi rắc rối và cũng đòi hỏi một sự tính toán nhất định để quyết định vai trò của Gnar trong các cuộc giao tranh:
-Gnar nhận X nộ mỗi giây khi nó trong tình trạng giao tranh bao gồm nhận sát thương và gây sát thương. – Gnar nhận X nộ khi nó đánh thường hoặc, các quái rừng và minion tăng 25% nộ cho mỗi đòn đánh.
- Nộ nhận được Nộ/mỗi đòn tăng dần theo level, tối đa ở level 11.
- Nộ của Gnar sẽ giảm dần khi thoát khỏi tình trạng giao tranh, khá lâu đấy.
- Khi đủ 100 Nộ, kĩ năng tiếp theo sẽ biến nó thành Mega Gnar. Thậm chí bạn không làm gì cũng tự chuyển hóa thành Mega Gnar trong 4 giây.
- Mega Gnar tồn tại trong 15 giây, máu, giáp, kháng phép, sát thương tăng và ngược lại tốc độ đánh/di chuyển bị giảm đi khá nhiều. Sau khi chuyển lại thành Mini Gnar thì nó sẽ không nhận được Nộ trong 10 giây.
Trung Vê Lờ